Với nỗ lực bảo vệ môi trường, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã tại Điều 234 và tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm tại Điều 244 nhằm tạo sức răn đe đối với những hành vi hủy hoại các loại động vật cần được bảo tồn. Tuy nhiên, quy định tại hai Điều trên còn tồn tại nhiều vấn đề chưa sáng rõ, cụ thể là:
Các tình tiết định tội, định khung đối với hai tội danh trên được hiểu như thế nào? Hành vi tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm xảy ra thời điểm nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Hành vi chiếm đoạt cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp thu giữ được nhiều loại động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc các lớp khác nhau sẽ được thực hiện ra sao? Những thông tin này là vô cùng quan trọng, cần được phổ biến để mọi người có thể nhận diện, phòng tránh và tố giác những hành vi vi phạm pháp luật hình sự đối với các loài động vật cần được bảo tồn.
3, Vì vậy, nay Văn phòng Luật sư Nguyên Trang gửi đến bạn toàn văn Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật hình sự. TẢI TẠI ĐÂY !