Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Hiện nay, quy định pháp luật về thừa phát lại đã góp phần tối ưu quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong đời sống dân sự, góp phần thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các cơ quan, cán bộ và xã hội về quy định pháp luật về thừa phát lại còn hạn chế, có thể dẫn tới cách hiểu sai/thực hiện không đúng quy định pháp luật về thừa phát lại. 

Trước thực tiễn đó, ngày 08 tháng 01 năm 2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại. Theo đó, Nghị định này quy định về Thừa phát lại, tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và quản lý nhà nước về Thừa phát lại.

Sau đây, Văn phòng Luật sư Nguyên Trang xin gửi tới quý bạn đọc toàn văn Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, TẢI TẠI ĐÂY !

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYÊN TRANG

Tri thức – Kinh nghiệm – Thành công

Trụ sở: Phòng 401, số nhà 172 Đường Láng, Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.

Điện thoại cố định: 0243.768.6699

Hotline/Zalo: 0968.428.829

Email: luatsunguyentrang@gmail.com

Website: https://luatnguyentrang.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *