Nội dung chính
1. Hợp đồng thử việc là gì?
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng thử việc là văn bản giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động về nội dung thử việc để đảm bảo quyền lợi cho hai bên.
2. Mẫu hợp đồng thử việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
………, ngày…… tháng …… năm ……
HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC
Số: ………………
Căn cứ Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20/11/2019;
Căn cứ nhu cầu và năng lực của hai bên,
Hôm nay, tại ……………………………………………………………………..…………………………
Chúng tôi gồm:
BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG): ………………………..…………………………………….
Đại diện: ……………………………… Chức danh: ……………………………………………………
Quốc tịch: …………………………………………………………….………….…………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………..…………………………….
Điện thoại: ……………………………………………………………………….………………………….
Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………….
Số tài khoản: …………………………………………………………………….………………………….
Tại Ngân hàng: ………………………………………………………………….………………………….
BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG): …………….……………………………….………………………………
Ngày tháng năm sinh: ……………..………… Giới tính: ……………..……………………………………
Địa chỉ thường trú:……………….………………………………………………………………………..
Số CMND: ………………………….. Ngày cấp: …………………….. Nơi cấp:…………….…………
Trình độ: …………………………………………….. Chuyên ngành: …………………………………
Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất ký Hợp đồng thử việc với các điều khoản sau đây:
Điều 1: Điều khoản chung
- Loại hợp đồng: Hợp đồng thử việc.
- Thời gian thử việc: ……………………………..…..…………………..……………………………
- Thời điểm bắt đầu: ……………………………………………………….…………………………….
- Thời điểm kết thúc: ……………………………….……………………………………………………
- Địa điểm làm việc: …………………………..…..…………………………………………………….
- Bộ phận công tác: ……….…………………………………………………………………………….
- Chức danh chuyên môn (vị trí công tác): ………………….………………………………………
- Nhiệm vụ công việc như sau:
– Chịu sự điều hành trực tiếp của ông/bà: ……………………………………..…………………………
– Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của người có thẩm quyền.
– Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Công ty để đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian thử việc.
– Những công việc khác theo nhu cầu của Công ty.
Điều 2: Chế độ làm việc
- Thời gian làm việc: ……..……………………………………….……………………………………
- Thời giờ nghỉ ngơi: …………………………………………………………………………………..
- Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.
- Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của người lao động
- Quyền của người lao động
– Mức lương thử việc: …………………………………………………..….…………………………..
– Phụ cấp: …………………………………………………………………………….………………………………
– Hình thức trả lương: ………………………………………………………………………………….
– Thời hạn trả lương: ……………………………………………………….…………………………
– Các chế độ: …………………………………………………………………………….…………………………..
– Trong thời gian thử việc, có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu đã thoả thuận.
- Nghĩa vụ của người lao động
– Thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành của người có thẩm quyền.
– Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.
– Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của Công ty và pháp luật Nhà nước quy định.
– Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng thử việc và các thỏa thuận bằng văn bản khác với Công ty.
– Tuyệt đối thực hiện cam kết bảo mật thông tin (20).
– Đóng các loại thuế, phí đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
- Quyền của người sử dụng lao động
– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng thử việc.
– Có quyền tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác, ngừng việc và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và theo nội quy Công ty trong thời gian thử việc.
– Trong thời gian thử việc, được huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử của người lao động không đạt yêu cầu theo thoả thuận.
– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của pháp luật và nội quy công ty.
– Đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.
- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
– Đảm bảo việc làm và thực hiện đúng các thỏa thuận theo hợp đồng này để người lao động đạt hiệu quả công việc cao.
– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động.
– Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc phải thông báo cho người lao động kết quả công việc đã làm thử; trường hợp đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc phải giao kết ngay hợp đồng lao động.
Điều 5: Điều khoản thi hành
– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng này thì áp dụng theo quy định của thỏa ước tập thể, nội quy lao động và pháp luật lao động.
– Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ..….. bản./.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký và ghi rõ họ tên) |
NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ký và ghi rõ họ tên) |
3. Cách viết hợp đồng thử việc
Bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải điền đầy đủ, chính xác thông tin của hai bên.
Thoả thuận và ghi rõ các thông tin sau đây:
- Ngày bắt đầu thử việc;
- Ngày kết thúc thử việc;
- Địa điểm làm việc thường xuyên của người lao động;
- Bộ phận/Phòng làm việc, vị trí thử việc;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019;
- Mức lương, phương thức trả lương.
Sau khi hai bên thoả thuận và ghi đầy đủ thông tin vào trong hợp đồng theo mẫu phải ký và ghi rõ họ tên.
4. Quy định về hợp đồng thử việc
4.1 Chủ thể của hợp đồng thử việc
Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, chủ thể của hợp đồng thử việc bao gồm hai bên, bao gồm:
- Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật lao động.
- Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
4.2 Hình thức của hợp đồng thử việc
Hiện nay không có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng thử việc.
Hợp đồng thử việc có thể lập thành văn bản hoặc bằng miệng.
Hơn nữa, nó thể thuộc 1 phần trong hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động năm 2019.
4.3 Nội dung của hợp đồng thử việc
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật lao động năm 2019 thì hợp đồng thử việc bao gồm các nội dung:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng thử việc bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng thử việc bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
5. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến hợp đồng thử việc
5.1 Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm không?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội chỉ là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người sử dụng lao động sử dụng người lao động đó.
Vậy trong thời gian thực hiện hợp đồng thử việc không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.
Tương tự, các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cũng không phải tham gia nếu đang trong thời gian thực hiện hợp đồng thử việc.
5.2 Hợp đồng thử việc được ký mấy lần?
Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
…
Như vậy, với 1 công việc người lao động và người sử dụng lao động chỉ được ký hợp đồng thử việc 1 lần.
5.3 Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc có được không?
Vấn đề này đã được quy định khá cụ thể tại Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019.
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Tức là người lao động hoặc người sử dụng lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc.
5.4 Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động không?
Việc quy định có thể ghi nội dung thử việc trong hợp đồng lao động không có nghĩa là hai loại hợp đồng lao động này giống nhau.
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Về hợp đồng thử việc là văn bản thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng về tiền lương, công việc cùng các quyền, nghĩa vụ khác trong thời gian thử việc.
5.5 Công ty không ký hợp đồng thử việc có trái luật không?
Hiện nay pháp luật lao động hiện hành không có quy định nào bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc.
Tuy nhiên, việc lựa chọn làm việc cũng như giao kết hợp đồng là sự lựa chọn của người lao động.
Để có thể đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động nên đưa ra yêu cầu về việc giao kết hợp đồng thử việc trước khi thử việc.
Nội dung, hình thức của hợp đồng thử việc phải tuân theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật hiện hành.
TẢI XUỐNG MẪU HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC TẠI ĐÂY
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYÊN TRANG
Tri thức – Kinh nghiệm – Thành công
Trụ sở: Phòng 401, số nhà 172 Đường Láng, Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.
Điện thoại cố định: 0243.768.6699
Hotline/Zalo: 0968.428.829
Email: luatsunguyentrang@gmail.com
Website: https://luatnguyentrang.com/