Nội dung chính
Mẫu đơn tố cáo xây dựng trái phép là một trong những mẫu đơn tố cáo phổ biến hiện nay. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách viết mẫu đơn này thông qua bài viết dưới đây nhé, xin mời bạn đọc theo dõi.
Đơn tố cáo xây dựng trái phép cần bao gồm những nội dung nào?
Nội dung mẫu đơn sẽ bao gồm những mục sau đây:
- Ngày, tháng, tiêu ngữ, tên mẫu đơn;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân, địa chỉ… các thông tin liên lạc cá nhân của các bên;
- Lý do viết đơn: trình bày, tố cáo về hành vi xây dựng trái phép;
- Trình bày diễn biến vụ việc: nên trình bày một cách cụ thể, chi tiết các hành vi xây dựng trái phép được thực hiện;
- Cung cấp nhiều nhất thông tin có thể về đối tượng có hành vi xây dựng trái phép: là cá nhân hay tổ chức, họ tên, chức vụ, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân, địa chỉ liên hệ…;
- Giải trình cụ thể về hành vi xây dựng trái phép đã gây ra hậu quả gì, ảnh hưởng nặng nề như thế nào đến người làm đơn tố cáo và những người xung quanh: thời gian diễn biến (ngày, giờ…), hành vi (lấn chiếm đất đai…)…;
- Trình bày rõ đặc điểm, giá trị, mô tả thiệt hại của tài sản bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng trái phép;
- Đưa ra các yêu cầu cụ thể: yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng tiến hành thẩm tra, xác minh và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người bị ảnh hưởng…;
- Lời cam đoan của người làm đơn;
- Chữ kí xác thực của người làm đơn.
Các lưu ý hồ sơ kèm theo
Lưu ý khi nộp đơn tố cáo nên kèm theo những tài liệu sau để tăng tính xác thực cho việc chứng minh:
- Sổ hộ khẩu người khởi kiện (bản sao y);
- Chứng minh nhân dân người khởi kiện (bản sao y);
- Các bằng chứng về hành vi của nhóm đối tượng thực hiện hành vi xây dựng trái phép (video, tin nhắn đe dọa, hình ảnh kèm theo, người làm chứng,…);
- Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của tài sản bị phá hoại (giá trị, mức độ tổn thất…);
- Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình lân cận, hàng xóm láng giềng, cơ quan chức năng (UBND phường, xã…) xác thực, làm chứng cho việc tồn tại hành vi xây dựng trái phép.
Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn tố cáo xây dựng trái phép
Sau khi cơ quan thẩm quyền nhận đơn tố cáo, việc giải quyết sẽ được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
- Xác minh nội dung tố cáo;
- Kết luận nội dung tố cáo;
- Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
- Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
- Đưa ra phương án xử lý xây dựng trái phép bao gồm các hình thức như: phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng có thời hạn, biện pháp khắc phục hậu quả (buộc tháo dỡ và cưỡng chế xây dựng trái phép).
Việc thụ lý và giải quyết đơn tố cáo sẽ được thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về thời điểm và các nội dung tố cáo được thụ lý.
Trong trường hợp xét thấy, vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thông báo cho người tố cáo biết và hướng dẫn họ nộp đơn tố cáo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác.
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu đơn tố cáo xây dựng trái phép được trình bày như thế nào? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất. Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 0968.428.829
TẢI XUỐNG MẪU ĐƠN TỐ GIÁC CÁO XÂY DỰNG TRÁI PHÉP TẠI ĐÂY !
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYÊN TRANG
Tri thức – Kinh nghiệm – Thành công
Trụ sở: Phòng 401, số nhà 172 Đường Láng, Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.
Điện thoại cố định: 0243.768.6699
Hotline/Zalo: 0968.428.829
Email: luatsunguyentrang@gmail.com
Website: https://luatnguyentrang.com/
HỒ SƠ NĂNG LỰC LUẬT SƯ BÙI VĂN MINH
HỒ SƠ NĂNG LỰC VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYÊN TRANG