Nội dung chính
Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình là văn bản quan trọng để cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi của người bạo hành theo quy định của pháp luật. Để đơn được giải quyết nhanh chóng thì nội dung phải đảm bảo đầy đủ và chính xác. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn về loại đơn này đúng theo luật định đến quý bạn đọc.
Nộp đơn tố cáo bạo hành gia đình ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại (Điều 18 Luật chống bạo hành gia đình 2007), khi phát hiện người có hành vi bạo hành gia đình, ngườ tố cáo phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.
Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý, giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
Nội dung đơn tố cáo bạo hành gia đình
Đơn tố cáo bao gồm những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn tố cáo
- Tên đơn tố cáo (Đơn tố cáo Đ/v Hành vi bạo hành gia đình)
- Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Tên, địa chỉ cư trú của người tố cáo
- Tên, địa chỉ cư trú của người bị tố cáo
- Trình bày nội dung tố cáo (nêu lý do, dẫn chứng hành vi bạo hành của người bị tố cáo xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình)
- Yêu cầu giải quyết tố cáo
- Ký tên ghi rõ họ tên người tố cáo
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo (hình ảnh, clip bị bạo hành,…)
Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo
Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Thẩm quyền giải quyết tố cáo bạo hành gia đình được xác định tại (Điều 18 Luật chống bạo hành gia đình 2007).
Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người tố cáo).
Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Tóm tắt diễn biến, hành vi bạo hành của người bị tố cáo (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian như các hành vi xúc phạm, đánh đập phụ nữ, trẻ em trong gia đình).
- Hành vi bạo hành của người bị tố cáo vi phạm quy định pháp luật nào (điểm, khoản, điều của Luật chống bạo hành gia đình 2007 chẳng hạn như chồng đánh bạc đánh đập vợ, chửi bới và bôi nhọ vợ con,…)
- Hậu quả của hành vi bạo hành đối với người tố cáo (tổn thương tinh thần, vật chất,…) và chứng minh thiệt hại (giấy khám bệnh của bệnh viện, hồ sơ bệnh án, hóa đơn tiền thuốc,…)
- Yêu cầu giải quyết tố cáo (yêu cầu xử lý người bị tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường,…)
Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo.
Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn tố cáo chứng minh nhân dân, hình ảnh, clip chứng minh hành vi bạo hành,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình được trình bày như thế nào? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất. Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 0968.428.829
TẢI XUỐNG MẪU ĐƠN TỐ CÁO BẠO HÀNH GIA ĐÌNH TẠI ĐÂY !
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYÊN TRANG
Tri thức – Kinh nghiệm – Thành công
Trụ sở: Phòng 401, số nhà 172 Đường Láng, Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.
Điện thoại cố định: 0243.768.6699
Hotline/Zalo: 0968.428.829
Email: luatsunguyentrang@gmail.com
Website: https://luatnguyentrang.com/
HỒ SƠ NĂNG LỰC LUẬT SƯ BÙI VĂN MINH
HỒ SƠ NĂNG LỰC VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYÊN TRANG